Thị trường Phan Thiết được dự báo sẽ có sự chuyển biến rất mạnh mẽ, khi sân bay Phan Thiết với vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng đi vào khai thác. Sân bay Phan Thiết có công suất thiết kế khoảng 500.000 khách mỗi năm và chỉ cách trung tâm thành phố Phan Thiết 10km. Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, thời gian di chuyển từ TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ còn 30 phút thay vì 2,5 giờ lái xe, còn các tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng… vào tới Phan Thiết cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.
Khi thời gian di chuyển được rút ngắn tối đa, Bình Thuận sẽ thu hút thêm lượng lớn du khách đến từ các tỉnh phía Bắc và du khách quốc tế. Việc gia tăng khách du lịch sẽ tạo đà cho các lĩnh vực khác phát triển, trong đó thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là lĩnh vực được hưởng lợi đầu tiên.
Phan Thiết trở thành điểm đến được ưa thích của các nhà đầu tư bất động sản trong vài năm gần đây
Một số chuyên gia nhận định rằng, quyết định đầu tư xứng tầm cho sân bay Phan Thiết sẽ giúp bất động sản Phan Thiết thêm sức hút, trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, thu hút dòng vốn tỷ USD từ các dự án lớn.
Cùng với sân bay Phan Thiết, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn khác cũng đang xây dựng kết nối thành phố biển với các địa phương khác. Chẳng hạn như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020, hay đường ven biển Bình Thuận cũng đang trong quá trình xin ý kiến để điều chỉnh quy hoạch…
Theo nhận định, nếu đường cao tốc trên được thi công hoàn thành thì đấy là động lực cao nhất thúc đẩy khách nội địa khu vực phía Nam đến Bình Thuận. Và hơn thế nữa, khi có sân bay, du lịch Bình Thuận dự kiến sẽ hút thêm du khách các tỉnh phía Bắc và quốc tế.
Nhiều dự án lớn đổ vào Phan Thiết
Cùng với đó, UBND tỉnh Bình Thuận luôn chú trọng điều chỉnh quy hoạch các khu vực ven biển, hệ thống hạ tầng giao thông ven biển… gắn với phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội.
Bình Thuận là giao điểm của ba vùng kinh tế Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. Với những sự đầu tư bài bản, du lịch Bình Thuận đang có những bước phát triển bền vững, là điểm sáng nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây có những kinh nghiệm “vàng” trong thu hút đầu tư ngành công nghiệp không khói, hướng đến một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn