"Cất cánh" - Bất động sản ngoại đô khởi sắc

Thứ sáu - 22/03/2019 14:09
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng các vùng ngoại đô ngày càng được đẩy mạnh phát triển. Bất động sản ngoại đô từ đó cũng có nhiều khởi sắc hơn...

"Cất cánh" - Bất động sản ngoại đô khởi sắc

Hạ tầng phát triển - BĐS ngoại đô như vàng lên giá

Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, thị trường bất động sản (BĐS) tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM trong năm 2019 vẫn tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, sự khan hiếm về nguồn cung quỹ đất, chính sách siết chặt pháp lý dự án mới của nhà nước sẽ là một thách thức mà các nhà đầu tư phải đối mặt.

So với TP.HCM, thị trường Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Củ Chi,.. hiện không hề thua kém về sức hút đầu tư. Bởi do sức hấp dẫn về giá, quỹ đất rộng, đặc biệt là khi những dự án giao thông, hạ tầng đã và đang được hình thành.

Việc chính phủ quyết liệt trong công tác đền bù và thúc đẩy tiến độ cho sân bay quốc tế Long Thành cuối 2018 đang mở ra nhiều cơ hội mới cho thị trường bất động sản Đồng Nai, đặc biệt là thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành. Giá đất tại đây đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Trao đổi cùng một nhà đầu tư tại TP. HCM cho biết, nếu năm ngoái, giá đất gần khu quy hoạch sân bay Long Thành có sổ riêng chỉ tầm 10 triệu đồng/m2 thì bây giờ đã tăng đến 16 - 20 triệu đồng/m2.

'Cất cánh' - Bất động sản ngoại đô khởi sắc

Sân bay Long Thành (Ảnh minh họa)

Sức ảnh hưởng của sân bay Long Thành đã kéo theo một lượng cầu bất động sản rất lớn đến từ các nhà đầu tư. Dẫn đến nhiều dự án đất nền được chào bán tại các khu vực quanh sân bay Long Thành, nhưng chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ, pháp lý không rõ ràng khiến người mua không an tâm. Hơn nữa, việc chính quyền kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô, bán nền đã đẩy giá của các miếng đất có pháp lý lên cao hơn. Làm cho cơ hội của các nhà đầu tư đến sau dần nhỏ lại.

Giao thông phát triển - "Nấc thang" BĐS ngoại đô

Nhận thấy vấn đề, nhiều nhà đầu tư đã nhạy bén chuyển hướng sang những trục đường chính kết nối với sân bay Long Thành hoặc gần các khu công nghiệp giàu tiềm năng kinh doanh như Giang Điền, Sonadezi, An Phước, Amata,... Vì họ mong muốn sẽ tìm thấy những lô đất có giá thấp mà tính thanh khoản vẫn tốt.

Theo chia sẻ của anh Trần Văn Vĩnh, đến từ TP.HCM, chuyên đầu tư bất động sản Biên Hòa và Long Thành, đầu năm 2018, anh mua một miếng đất từ người quen trên trục đường Bắc Sơn – Long Thành, gần khu công nghiệp Giang Điền, thời điểm đó chỉ tầm 8 triệu đồng/m2, sau khi tuyến đường này được xây dựng xong giai đoạn 1, giá đã tăng lên đến 13 triệu đồng/m2. Dự kiến giá sẽ tiếp tục tăng sau khi KCN Biên Hòa 1 được dời về đây.

Đặc biệt là khu vực xã Tam Phước, đầu năm 2019 đã được tỉnh Đồng Nai chính thức phê duyệt nâng cấp từ xã lên phường. Như vậy, thị trường đất nền tại đây cũng sẽ ảnh hưởng tăng theo rất nhiều.

Thực tế, khi ý tưởng sân bay quốc tế Long Thành được hình thành cũng là lúc tỉnh Đồng Nai chuẩn bị cơ sở hạ tầng giao thông đón đầu cho sự phát triển quan trọng cho vùng tam giác kinh tế Đồng Nai – Bình Dương – TP. Hồ Chí Minh nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng.

Tiêu biểu là đại lộ Bắc Sơn - Long Thành. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch kết nối từ thành phố Biên Hòa đến sân bay Long Thành, động lực phát triển cho cả khu vực. Song song đó, dọc tuyến đường này sẽ được quy hoạch để phát triển thương mại – dịch vụ và hậu cần phục vụ sân bay quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động. Chính vì thế hàng loạt các tiện ích đa dạng đã được xây dựng lên như chợ An Bình, Vincom Plaza, Đại học Tài nguyên Môi trường, ĐH Sĩ quan Lục quân 2, ĐH Tăng - Thiết – Giáp, mẫu giáo An Viễn,...
 

'Cất cánh' - Bất động sản ngoại đô khởi sắc

Một đoạn cao tốc thuộc tỉnh Đồng Nai
 

Bên cạnh đại lộ Bắc Sơn – Long Thành, còn có các tuyến giao thông khác như: QL 51, QL 01, các cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành đai 4,… Tất cả hình thành nên một hệ thống giao thông hoàn chỉnh và hiện đại, giúp việc kết nối từ TP.HCM đến các khu vực ngoại ô một cách dễ dàng hơn.

Có thể thấy, trước tốc độ phát triển hạ tầng, giao thông của khu vực, bất động sản ngoại đô dường như trở thành một kênh đầu hàng đầu nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội. Thời điểm hiện tại được giới chuyên gia đánh giá khá là lý tưởng để đưa ra quyết định đầu tư. Bởi đầu năm thường giá sẽ thấp và có tính thanh khoản cao hơn lúc giữa và cuối năm.

Theo Cafef


 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây