“Bất động sản đã thiết lập mặt bằng giá mới mặc dù dịch bệnh. Xuất hiện một số tình trạng dự án bất động sản chưa đủ cơ sở pháp lý nhưng vẫn ‘tung’ ra thị trường gây ra các rủi ro, hoạt động kinh doanh không bình thường hoặc có biểu hiện lừa đảo trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
Tính minh bạch của thị trường mặc dù đã có quy định yêu cầu cung cấp công khai minh bạch thông tin. Tuy nhiên tính minh bạch của thị trường từ hoạt động đầu tư, hoạt động tạo lập đến giao dịch mua bán vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có quy định chặt chẽ hơn, bảo đảm công khai, kịp thời.
Bởi có khu vực có thông tin nhưng thông tin chưa đầy đủ, có khu vực có thông tin nhưng lại không thông tin kịp thời nên có nhiều trường hợp lợi dụng để đầu cơ, để tung thông tin không chính xác dẫn đến rủi ro cho khách hàng. Đây là vấn đề thời gian tới sẽ được nhà nước quan tâm”, ông Khởi nêu thực trạng.
Đặc biệt, theo Lãnh đạo Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, tình trạng đầu cơ vẫn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là ở đô thị lớn, khu vực có chủ trương tách nhập, nâng cấp; xuất hiện tình trạng thổi giá, tăng giá cục bộ ở một số khu vực. Giao dịch bất động sản ở thị trường sơ cấp chưa kiểm soát hết, vẫn có những rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động; nhất là nguồn cung cấp ra thị trường thông qua các đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản.
Đánh giá thị trường bất động sản thời gian tới, ông Khởi cho rằng, thị trường vẫn tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, giá vật liệu tăng sẽ tác động đến thị trường khiến giá bất động sản tăng cao.
“Các cơ chế về đất đai chưa tháo gỡ kịp thời nên khâu giao đất, cho thuê đất, bồi thường về giải phóng mặt bằng... vẫn gặp khó khăn. Nhiều địa phương cũng đang triển khai những chính sách mới nên chưa có chính sách tác động mạnh ngay đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, sự thay đổi của nền kinh tế kể cả trong nước và thế giới cũng sẽ có sự tác động đến thị trường bất động sản. Phải hết năm 2022 mới có tác động lớn để góp phần thị trường bất động sản phát triển thuận lợi”, ông Khởi nhận định.
Cũng theo ông Khởi, giai đoạn 2021-2025 là nhiệm kỳ mới của đất nước, do vậy chắc chắn những quyết sách mới sẽ có và những chính sách này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị trường bất động sản.
“Từ giờ đến cuối năm, Bộ Xây dựng sẽ ban hành một loạt chính sách mới”, ông Khởi nói.
Ông Khởi cho hay, trong 4 năm vừa qua Chính phủ đã có quy định cung cấp thông tin cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thực tế các thông tin đưa vào thị trường gần như không đáp ứng yêu cầu; có thông tin cung cấp chính xác nhưng rất chậm, có thông tin không cần cung cấp lại cung cấp dẫn đến có nhìn nhận, đánh giá không chuẩn xác, không bảo đảm đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước. Điều này dẫn đến thị trường hoạt động không lành mạnh.
Do đó, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ sửa đổi, thay thế Nghị định 117 và Nghị định 76 nhằm hạn chế, kiểm soát các hoạt động giao dịch của thị trường; đặc biệt là các giao dịch liên quan đến đất nền, kinh doanh bất động sản.
"Chính phủ cũng trình Quốc hội sửa đổi Luật đất đai và dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua vào năm 2022. Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đang để xuất sửa Luật kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở cũng vào năm 2022.
Nếu cùng lúc 3 luật này được báo cáo Quốc hội để cho ý kiến và thông qua thì khoảng tháng 7/2023, sẽ có nhiều chính sách thay đổi. Lúc đó, các cơ chế của thị trường sẽ có tác động rất mạnh”, ông Khởi đánh giá.
Nguồn tin: cafef.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn