Nhiều dự án kết nối với TP.HCM, sân bay, cảng...

Thứ hai - 24/06/2019 11:38
Bám sát quy hoạch kinh tế vùng đã được Chính phủ, Bộ GTVT thông qua, tỉnh Bình Dương đã chủ động, có nhiều dự án kết nối với TP.HCM và sân bay, cảng... tại các tỉnh, thành lân cận.

quang dinh flycame duong my phuoc tan van 3 1560914374086311150271
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Định

Mở rộng quốc lộ 13 lên 8 làn xe: HĐND tỉnh Bình Dương mới đây đã thông qua dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 13 nối Bình Dương - TP.HCM (đoạn từ cổng chào phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một) từ 6 làn lên 8 làn xe. Hai làn đường mở rộng thêm đều nằm bên phải hướng từ TP.HCM - Bình Dương, được đầu tư hạ tầng kỹ thuật vỉa hè, cây xanh, thoát nước đồng bộ.

Ngoài ra, dự án còn xây dựng hai cầu vượt tại giao lộ quốc lộ 13 - cầu Ông Bố thuộc phường Bình Hòa, thị xã Thuận An và nút giao ngay cổng Khu công nghiệp VSIP 1. Dự án có tổng mức kinh phí trên 1.400 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), dự kiến thực hiện từ năm 2019 - 2022.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn giúp kết nối với TP.HCM, sân bay, cảng biển: Đây được coi là một trong hai tuyến đường huyết mạch của nền kinh tế Bình Dương (cùng với quốc lộ 13). Đường Mỹ Phước - Tân Vạn khi vừa được đưa vào sử dụng đã luôn có lượng xe tấp nập, nhiều thời điểm kẹt xe do lượng xe tải, xe container... chở hàng rất nhiều.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn không chỉ kết nối các khu công nghiệp trong tỉnh Bình Dương, mà dự án còn kết nối với đường Vành đai 3, 4 TP.HCM, tạo tuyến đường nối Bình Dương với các dự án giao thông lớn của vùng như Bến xe Miền Đông mới, nhà ga metro Bến Thành - Suối Tiên, sân bay Long Thành và các cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
 

Giải pháp đột phá cho logistics bằng đường sắt
 
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở Việt Nam chi phí cho logistics là gần 21% GDP, cao hơn nhiều so với EU là 10%, Nhật Bản 11%, hay Thái Lan 18%. Theo ông Hùng, một trong những "chìa khóa" quan trọng nhất trong liên kết vùng hiện nay là cải thiện logistics, hình thành chuỗi cung ứng vùng để tăng tính kết nối và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

"Chúng tôi đang chủ động nghiên cứu tuyến đường sắt chuyên dụng vận chuyển hàng hóa chung cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên cở sở đó triển khai các trung tâm kho vận, logistics lớn, giảm thời gian, giá thành vận chuyển. Đặc biệt, sẽ góp phần giảm áp lực lên đường bộ, giảm ách tắc, tai nạn giao thông, giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường... Từ kinh nghiệm các nước, đây được xem là hướng giải quyết khả thi và rất hiệu quả cho việc liên kết vùng, nhưng rất cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ, các Bộ ngành, chính quyền địa phương. Cần triển khai trước nền tảng, như công tác bồi thường giải tỏa, xây dựng đường sắt và tạo những cơ chế cho các doanh nghiệp phát triển dịch vụ logistics" - ông Nguyễn Văn Hùng nói.
 

Tác giả bài viết: Viethome Group

Nguồn tin: (Theo Báo Tuổi Trẻ online)

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây