Phát triển đô thị theo hạ tầng, bài học Bình Dương

Thứ tư - 01/04/2020 16:00
Bình Dương sau 21 năm tái lập tỉnh đến nay đã trở thành “điểm sáng” của vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Thành công ấy là nhờ tỉnh đã phát huy hết những lợi thế của địa phương về vị trí giáp ranh TP. Hồ Chí Minh, thì việc phát triển đô thị theo hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh cũng là một yếu tố quan trọng.

Hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh 

Một trong những quyết sách quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đó chính là thu hút nhà đầu tư của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Điều này đã thu hút đầu tư các dự án căn hộ chung cư, huy động các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển hệ thống giao thông hạ tầng quan trọng như đường Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT743, ba tuyến đường của thị xã Tân Uyên, đường 7A ở thị xã Bến Cát, cầu Ông Cộ, đường ĐT744. Đây là các tuyến đường quan trọng trong việc phát triển giao thông - vận tải phục vụ phát triển công nghiệp và kết nối các khu vực xung quanh. Ngoài ra các tuyến đường này đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu đô thị phía Nam từ Công Nghiệp sang Công Nghiệp - Dịch Vụ - Đô Thị. 

Phát triển đô thị tỉnh Bình Dương


Cụ thể, tại khu liên hợp đường Võ Văn Kiệt nối liền với đường ĐT743 và đường tạo lực số 6 nối liền với Quốc lộ 13 được xem là cửa ngõ phía nam tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn với đường Phạm Ngọc Thạch và đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Tuyến đường 2B nối liền khu vực phía đông khu liên hợp với đường ĐT746 là cửa ngõ thông ra cảng Thạnh Phước, sông Đồng Nai, cảng quốc tế nước sâu Thị Vải; Tuyến đường tạo lực N14 nối liền đường ĐT741 được xem là cửa ngõ phía bắc của khu liên hợp, đóng vai trò tiếp nhận, giao lưu từ tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Nguyên. Cùng với đó, khi tuyến đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh được hình thành sẽ là trục Đông - Tây của khu liên hợp, cũng như tỉnh Bình Dương kết nối chuỗi đô thị Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh. 

Với hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh và kết nối các khu vực trên địa bàn tỉnh với khu liên hợp được thuận lợi, nhanh chóng đã tạo dựng riêng cho mình vóc dáng riêng theo hướng đô thị trẻ, văn minh. Bình Dương đến nay đã trở thành khu đô thị loại I văn minh, hiện đại và tập trung xây dựng đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm về giao thông, bệnh viện, trường học, điện lưới, bưu chính viễn thông, khu đô thị, khu dân cư. Trong đó thành phố Thuận An tập trung nhiều công trình nổi bật.

Lấy phương tiện công cộng làm trung tâm

Yêu cầu đặt ra trong quy hoạch giao thông - vận tải khi phát triển đô thị sẽ gắn liền với phát triển giao thông công cộng với mục tiêu hướng đến một khu đô thị văn minh. Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên là điểm đầu thu hút khách từ Bình Dương đi TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Ngoài ra, ở khu vực này còn được quy hoạch bến xe Miền Đông mới là khu tập trung hành khách rất đông. Nơi này còn là cửa ngõ, là điểm kết nối giao thông giữa thành phố với hai tỉnh liền kề. 

Xe buýt Bình Dương theo cơ sở hạ tầng


Việc triển khai tính kết nối giữa các khu vực bằng việc lấy phương tiện công cộng làm trung tâm như xe buýt nhanh và phát triển đường sắt đô thị đã ngăn chặn tình trạng ùn tắc giao thông của Bình Dương. Đặc biệt hơn, việc sắp đặt hợp lý các chức năng đô thị dọc tuyến sẽ hình thành trục đô thị có mật độ cao. Lấy ví dụ như thành phố Curitiba Brazil trước đó chỉ là vùng đất nhà cửa thưa thớt, nhưng không lâu sau nơi đây là một đô thị văn minh, hiện đại bậc nhất. Và điều đáng quan tâm ở đây chính là việc xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông là sự đầu tư đồng bộ có tầm nhìn lên đến hàng chục năm với nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ngoài năng lực chuyên môn thì trách nhiệm cộng đồng cũng rất quan trọng. 

Xây dựng nhiều “thương hiệu” thu hút các nhà đầu tư

Với những lợi thế trên, Bình Dương đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả này đến từ sự hợp tác thành công từ các tập đoàn lớn để xây dựng các thương hiệu thu hút các nguồn lực đầu tư. Chẳng hạn như dự án khu phức hợp thương mại và căn hộ Alva Plaza, dự án căn hộ Roxana Plaza, khu công nghiệp VSIP, Becamex IDC,...

Dự án đầu tư Alva Plaza


Trong thời gian tới Bình Dương hướng đến một nền kinh tế năng động, hình thành khu sản xuất công nghệ có khả năng cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng thu hút đầu tư trong nước với các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn lớn và phát triển các dịch vụ phát triển kinh tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics,...

Vừa qua, Bình Dương đã được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới. Sự kiện tầm cỡ quốc tế này đã giúp Bình Dương có cơ hội mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế và có thêm cơ sở để thực hiện hóa kế hoạch tham vọng về phát triển kinh tế - xã hội về đề án thành phố thông minh trong tương lai.

Thông tin chi tiết về chương trình sự kiện vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VIETHOME:
+ Địa chỉ: 70 Trường Chinh, P. Tân Hưng Thuận Q.12 Tp.HCM
+ Hotline: 0915 10 66 77
+ Website: https://viethome.net.vn/
hot line

>> XEM THÊM THÔNG BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG <<
Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?
Roxana Plaza - Nơi giá trị sống được tôn vinh, nâng tầm
Mặt bằng giá BĐS như thế nào trước tác động của dịch Covid-19
Dự án BĐS Alva Plaza trên cuộc đua về tiện ích đẳng cấp 5 sao
Dòng tiền đầu tư đang đỗ về nhà đất vùng ven
Trong tâm dịch Corona, nhà đầu tư tập trung vào đâu?
Alva Plaza được chấp thuận chủ trương đầu tư - tín hiệu mới đón chào 2020

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây