Hai giải pháp huy động nguồn vốn mới cho thị trường BĐS

Thứ tư - 07/11/2018 13:50

Theo GS.TS Đặng Hùng Võ, vấn đề vốn cho phát triển thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam luôn cần tới các giải pháp phù hợp. Khi vốn dễ tiếp cận, đất đai dễ tiếp cận, chi phí sử dụng vốn thấp chính là điều kiện cần để hạ giá thành hàng hóa BĐS ở Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN:

Doanh nghiệp BĐS tại Tp.HCM hồ hởi 'săn' các dòng vốn mới

Dự thảo Thông tư 36: NHNN lần đầu lên tiếng về vốn cho bất động sản

GS.TS Đặng Hùng Võ
GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường

Tại Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường BĐS 2016” được tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (23/3), GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường đã phân tích các luồng vốn đầu tư cho thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian qua và khuyến nghị các giải pháp vốn ít rủi ro hơn, có thể tạo độ bền vững thị trường cao hơn.

Ông Võ cho biết, hiện nay thị trường BĐS sử dựng chủ yếu 5 luồng vốn đầu tư gồm: Vốn tự có của các nhà đầu tư trong nước; vốn do nhà đầu tư dự án huy động trực tiếp từ người mua BĐS thông qua cơ chế mua bán nhà hình thành trong tương lai hoặc cơ chế phân chia lợi ích kinh doanh; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI); vốn huy động từ thị trường chứng khoán và vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.

Song, theo đánh giá của ông Võ, hiện thị trường BĐS Việt Nam vẫn chưa tạo được luồng vốn đầu tư ổn định, trong khi đó vốn tự có của các doanh nghiệp BĐS không cao. Nhằm giải quyết vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ đã đưa ra 2 giải pháp mới về vốn cho thị trường BĐS đó là cho phép thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài và Chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS.

"Ở các nước, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS là một giải pháp có sức sống khá mạnh. Ngoài việc các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, hình thức niêm yết dự án đầu tư cũng đã được áp dụng. Ở Việt Nam, cơ chế mua bán BĐS hình thành trong tương lai có thể chuyển sang niêm yết theo dự án và trả BĐS theo số lượng cổ phiếu", ông Võ cho nói.

Chuyên gia này cho biết, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào thị trường BĐS là một giải pháp đã có khung pháp luật, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong hoàn cảnh thị trường BĐS đã phục hồi trở lại thì đây là một giải pháp rất tốt.

Bên cạnh đó, một hình thức cũng khá hiệu quả là thành lập các quỹ tín thác đầu tư BĐS để thu nhận vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, sau đó đầu tư vào kinh doanh BĐS. Khung pháp luật về quỹ đầu tư BĐS đã được hình thành ở mức độ Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Đồng thời, ông Võ cũng đưa ra kiến nghị cho phép thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài nhằm tạo ra nguồn vốn mới cho thị trường BĐS. Theo đánh giá của ông Võ, đây là cách thức tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn tại những ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn.

Tuy nhiên, GS.TS Đặng Hùng Võ cũng bày tỏ sự nuối tiếc khi nguồn vốn này vẫn chưa được pháp luật cho phép, mặc dù pháp luật đã cho phép người nước ngoài được mua và kinh doanh nhà ở tại Việt Nam. Thực chất, cơ chế BĐS ở Việt Nam được thế chấp tại ngân hàng nước ngoài và cơ chế người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam chỉ là hai mặt đối ngẫu của cùng một vấn đề.


Theo Tri thức trẻ
Người viết : Viet Home

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây