Công ty cổ phần đầu tư VietHome

https://viethome.net.vn


Ở trọ và những nỗi khổ triền miên

NỖI BUỒN Ở TRỌ

Kỳ 1: Ở trọ và những nỗi khổ triền miên

(VietHome) Chen chúc trong căn phòng trọ chừng 10 m2, mỗi ngày đi chợ tằn tiện từng đồng, đó là đời sống chung của đa phần công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trong căn phòng hơn 10 m2 quanh năm nóng bức gần Khu công nghiệp Sóng Thần, chị Trang (30 tuổi) cho biết giá thuê phòng tính luôn điện nước là một triệu đồng. Căn phòng chật chội, chỉ đủ kê một chiếc giường nhỏ, một cái tủ và góc nhỏ để nấu nướng ăn uống, là nơi sinh hoạt của vợ chồng chị và đứa con gái gần 3 tuổi.

viethome_bat_dong_san

Một trong những nỗi khổ của công nhân là nước sinh hoạt và nhà vệ sinh chung

Chị Trang cho biết, so với nhiều gia đình công nhân khác thì phòng trọ của gia đình chị đã là khá thoải mái. Những chỗ trọ rộng rãi, sạch sẽ hơn có giá khoảng 1,5 triệu, quá mắc nên không thể thuê được. Những chỗ rẻ hơn thì thường rất xập xệ, an ninh không đảm bảo. “Tôi cũng muốn tìm phòng trọ rẻ một chút, nhưng những khu trọ rẻ thường rất xập xệ, an ninh không đảm bảo. Vợ chồng tôi còn có con nhỏ, ở những nơi như vậy cảm thấy không an toàn”, chị Trang chia sẻ.

Không những chật chội, nhiều khu trọ còn thiếu nước sinh hoạt thường xuyên, mùa nắng thì nóng bức, mùa mưa thì ngập nước, nhà vệ sinh dùng chung, rất bất tiện và không an toàn. Có thể nói, giá trị sống kém là một sự thật hiển nhiên mà công nhân nào cũng phải chấp nhận.

Song song với những nỗi khổ còn có những nỗi lo. An ninh kém nên tình trạng trộm vặt, mất cắp xảy ra như cơm bữa ở các khu trọ. Ngoài ra còn có nỗi lo phòng trọ tăng giá. “Mỗi lần lương chuẩn bị tăng là tiền trọ cũng rục rịch tăng theo.” Chị Trang nói. “Tính ra lương chỉ tăng một mà giá nhà tăng tới ba bốn, tôi rất sợ mỗi khi lương tăng hoặc sau Tết, vì đó là những lúc mà chủ nhà thông báo lên tiền nhà.”

Chị Trang cũng chia sẻ, lúc chưa có con thì sống sao cũng được, nhưng từ khi con nhỏ ra đời, vợ chồng anh chị bắt đầu tính đến chuyện mua nhà. “Vợ chồng tôi tằn tiện, tích cóp mỗi tháng dư ra cũng được 2-3 triệu, nhưng với số tiền này thì mua nhà là không có khả năng.”

04

Nhiều anh chị em công nhân vẫn không ngừng mơ về một tổ ấm thực sự

Theo chị Trang, hầu hết chị em công nhân làm chung với chị đều lo lắng vấn đề ở chỗ ăn chỗ ở, và nhất là chỗ học cho con em. Hiện tại, con chị Trang cùng nhiều trẻ nhỏ trong khu trọ đều do bà chủ nhà trọ trông hộ. “Bỏ con như vậy vợ chồng tôi cũng không yên tâm, nhưng ba mẹ ở quê lớn tuổi, còn gửi nhà trẻ thì mỗi tháng tốn thêm không ít tiền, nên chỉ có thể đi bước nào tính bước đó vậy.”

Kỳ tới: Công nhân gửi con – nỗi lòng cha mẹ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây