Công ty cổ phần đầu tư VietHome

https://viethome.net.vn


Mua nhà 58 tỷ, bán lại 28 tỷ, người đàn ông vẫn khẳng định mình lãi hơn 15 tỷ: Làm cách nào mà hay vậy?

Khi được nghe câu chuyện tôi kể “Mua nhà 58 tỷ, rồi bán lại với giá 28 tỷ”, nhiều người sẽ nói ông mua nhà lỗ là cái chắc, sao mà lời được. Vậy mà có đó các bạn! Trên đời này, có chuyện gì mà không thể xảy ra được?
 Đây là câu chuyện có thật, vụ việc đã xảy ra được 4 năm, nhưng những người có quyền và lợi ích liên quan đến nay vẫn chưa có được sự giải quyết thỏa đáng, nên buộc họ phải tiếp tục hầu tòa, nhằm đòi lại quyền lợi cho mình.

Đầu năm 2014, gia đình ông Nguyễn Văn Quyện quyết định bán căn nhà ở số 335bis Lê Văn Sỹ, Phường 01, Quận Tân Bình, TP.HCM cho ông Trần Vũ Trường, thường trú tại Giá Rai, Bạc Liêu với giá 58 tỷ đồng. Theo thỏa thuận ban đầu, người mua là ông Trường phải đặt cọc 10 tỷ đồng và sau đó, hai bên đi làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng.


Trong hợp đồng chuyển nhượng nêu: Sau khi ký hợp đồng, phía ông Quyện giao toàn bộ bản chính giấy tờ nhà cho người mua để họ làm thủ tục đăng bộ sang tên. Chỉ sau một ngày ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng, phía ông Trường đã hoàn tất các giấy tờ liên quan đến căn nhà, sang tên trên giấy chủ quyền qua ông Trường. Ngay sau đó, ông ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà này cho người thứ ba là Hoàng Ngọc Điệp với giá 28 tỷ đồng.

Trong khi đó, số tiền còn lại là 48 tỷ đồng khi mua nhà từ ông Quyện, ông Trường vẫn chưa trả. Sau nhiều lần hẹn gặp, phía ông Trường trả cho ông Quyện thêm 1 tỷ đồng và viết giấy cam kết sẽ thanh toán hết vào cuối tháng 11/2014, nếu không sẽ bị mất 11 tỷ đồng đã giao cho bên bán và phải làm thủ tục sang tên nhà trở lại cho ông Quyện.

 
3

Tuy nhiên, đến hẹn đã cam kết, ông Trường vẫn không thực hiện như những gì đã viết trong cam kết, nên ông Quyện đã khởi kiện ra Tòa á.n nhân dân Quận Tân Bình yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà. Tòa thụ lý vụ á.n, mời hai bên đến hòa giải nhưng phía ông Trường không đến.
 
4

Tại phiên tòa diễn ra vào năm 2015, nhận thấy có dấu hiệu lừ.a đả.o, chi.ếm đ.o.ạ.t tài sản, nên Tòa á.n đã chuyển lại hồ sơ để Cơ quan Điều tra vào cuộc… Sự việc vẫn còn kéo dài đến tận hôm nay, do ông Quyện có kháng cá.o bản á.n tại phiên tòa sơ thẩm… Phiên tòa đang tiếp dục diễn ra.

Trong vụ việc này, không chỉ mỗi ông Quyện là người bị ảnh hưởng quyền lợi

Gia đình ông Quyện bị ảnh hưởng quyền lợi bởi đã bán đi căn nhà, sang tên đầy đủ giấy tờ, nhưng vẫn chưa nhận đủ tiền mà người mua là ông Trường trả. Trong khi đó, căn nhà hiện hữu không thuộc về ông Trường mà thuộc về bà Điệp. Nếu Tòa á.n tuyên bố giao dịch mua bán nhà vô hiệu giữa ông Trường và bà Điệp thì coi như bà Điệp mất trắng căn nhà, nhưng tiền bà đã giao cho ông Trường chưa chắc được trả lại…

Qua sự việc này, rút ra bài học cho những ai có ý định bán nhà, bởi người bị lừ.a không phải lúc nào cũng là người mua, người bán vẫn có thể là nạn nhân.

Để tránh những rủi ro (chẳng hạn вị Լừа, bị trì hoãn, kéo dài thời gian thanh toán tiền bạc) khi mua, bán nhà, đất, bên cạnh việc kiểm tra tính hợp lệ của nhà, đất, bạn nên chú trọng vào cách thức giao nhận tiền. Sau khi thỏa thuận xong về giá cả, thông thường việc giao nhận tiền được chia thành ba đợt.

– Đợt 1 là nhận tiền đặt cọc, số tiền đặt cọc do các bên tự thỏa thuận nhưng thường khoảng 10% giá trị tài sản mua bán.

– Đợt 2 là nhận tiền khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán (thường là 80% giá trị tài sản). Lúc này, người bán có thể giao giấy tờ nhà cho người mua làm tiếp thủ tục đăng bộ.

– Đợt 3 là nhận nốt số tiền còn lại (10%) khi bàn giao tài sản từ người bán sang người mua.
Cách giao dịch mua bán trên sẽ hạn chế thấp nhất việc người bán đã bán xong mà chưa nhận đủ tiền như trường hợp nêu trên.
 
 

Tác giả bài viết: Viethome Group

Nguồn tin: (Theo Dan viet)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây