Mũi Né – Phan Thiết mới là khu vực thu hút dòng tiền đầu tư bđs trong năm 2019
- Thứ năm - 28/03/2019 10:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Không phải Nha Trang hay Đà Nẵng nữa, Mũi Né – Phan Thiết mới là khu vực thu hút dòng tiền đầu tư bđs trong năm 2019.
Xây dựng thương hiệu du lịch Bình Thuận
Bình Thuận là thành phố có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam với 192 km bờ biển. Sở hữu nhiều vịnh, đồi cát và tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú như: Cù lao Câu, Bình Thạnh (Tuy Phong); Đồi Dương-Thương Chánh, Mũi Né-Hòn Rơm, biển Hàm Tiến, Tiến Thành (Phan Thiết); Tân Thuận, Khe Gà (Hàm Thuận Nam); Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân (La Gi) và đặc biệt là Đồi Trinh nữ Bắc Bình, Đồi cát bay Mũi Né; các hồ, thác, đầm, suối khoáng nóng kết hợp với núi rừng tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ như Bàu Trắng - Bắc Bình, Hồ Hàm Thuận - Đa Mi, Hồ Biển Lạc - Núi Ông, Thác Bà, Thác Reo, Bưng Thị ...
Đặc biệt, Bình Thuận có môi trường tự nhiên trong lành, khí hậu ấm áp quanh năm, hiếm khi bão lũ… thích hợp để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng như tham quan dã ngoại, du lịch mạo hiểm, lặn biển, nghiên cứu các hệ động, thực vật dưới biển, du lịch thể thao giải trí trên biển, trên đồi cát, chơi golf, dịch vụ Spa, tắm bùn khoáng.
Bình Thuận xây dựng thương hiệu du lịch gắn với các sự kiện quốc tế mang đặc trưng riêng như: Giải lướt Ván buồm Cúp thế giới PWA Mũi Né - Việt Nam 2011, Festival Thuyền Buồm quốc tế Mũi Né – Bình Thuận 2011 Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu trái đất, Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Việt Nam lần thứ I - Bình Thuận năm 2012 tại Hàm Tiến – Mũi Né, Vòng chung kết Hoa hậu Đại Dương năm 2014...
Bên cạnh đó, Bình Thuận còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng với nhiều di tích lịch sử - văn hoá độc đáo như: Trường Dục Thanh, nơi Bác Hồ dừng chân dạy học tại Phan Thiết; Vạn Thuỷ Tú, nơi lưu giữ hàng trăm bộ xương cá voi, có bộ trên 200 tuổi; Mũi Điện Khe Gà với ngọn hải đăng cao 54 mét, được xây dựng cách đây hơn 100 năm; Chùa Núi Tà Cú ở độ cao 470 mét so với mặt biển, với tượng Phật nằm, dài 49 mét; Dinh Thầy Thím; Cổ Thạch Tự; Tháp Pô Sha Inư; Kho mở Hoàng tộc Chăm; các lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân, Lễ hội Katê, lễ hội Dinh Thầy Thím, Lễ hội Trung Thu, các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ lâu đời là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Ở Việt Nam, thị trường bđs du lịch nghỉ dưỡng tại các tỉnh Đà nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Kiên Giang… đã bùng nổ từ rất lâu. Nhưng cuối năm 2017, các nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển dòng vốn vào một số thị trường mới như Bình Thuận, Phú Yên hay Vũng Tàu… Cách đây 5 năm, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định KDL Mũi Né là khu du lịch quốc gia. Mới đây, ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né. Đó là KDL quốc gia mang đẳng cấp quốc tế, điểm đến quốc tế được mở rộng từ KDL Mũi Né hiện trạng về phía Bắc, lấy đến hết ranh giới các xã Hồng Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình) và Hòa Phú (Tuy Phong).
Ngoài ra còn tính đến mở rộng kết nối với huyện Hàm Thuận Nam và thị xã La Gi, nhằm tạo các điểm du lịch vệ tinh cho KDL quốc gia như: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, suối khoáng nóng Bưng Thị, hải đăng Kê Gà…
"Lực hấp dẫn" thu hút đầu tư của BĐS Bình Thuận
Tiềm năng phát triển du lịch là vậy song nguồn vốn đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch tại Bình Thuận còn rất nhiều khó khăn, phải dựa vào Trung ương. Tuy nhiên, từ khi tỉnh này bắt tay cùng một số địa phương khác đầu tư hoàn thiện tuyến đường ven biển, diện mạo du lịch mói chung và bđs du lịch nghỉ dưỡng nói riêng tại Bình Thuận đã có sự thay đổi mạnh mẽ.
Bình Thuận đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho du lịch phát triển như các dự án: nâng cấp quốc lộ 28B, QL55; đầu tư nâng cấp, mở rộng các trục giao thông chính nối các khu du lịch ở tỉnh; khu dịch vụ Hàm Tiến, La Gi … Trong đó, tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư làm 3 tuyến đường ven biển trọng điểm: đường ĐT 719B Phan Thiết - Kê Gà, thiết kế dài 25,4 km, rộng 16m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; đường ĐT 719 Kê Gà - Tân Thiện (đã hư hỏng nặng), thiết kế dài 32,4 km, rộng 8m, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng; Đường ĐT 711 có điểm đầu giao QL 28 (Hàm Thuận Bắc) cắt ngang quốc lộ 1A, điểm cuối giao trục ven biển ĐT 706B, dài 41 km, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.
Sau khi đầu tư hoàn chỉnh, tuyến đường này sẽ kéo dài và nối liền thông suốt khu du lịch quốc gia Mũi Né - Phan Thiết qua Kê Gà - La Gi (Bình Thuận) về đến Long Hải - Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Song song đó, tỉnh này cũng tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là thúc đẩy triển khai sớm dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Nha Trang - Phan Thiết, Sân bay Phan Thiết…
Những quyết sách về hạ tầng giao thông của Bình Thuận trong những năm gần đây đã thu hút hàng loạt các nhà đầu tư tìm về đây để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt là các khu vực Mũi Né, Kê Gà, Phú Qúy hay Lagi… Các dự án du lịch ven biển của tỉnh được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Nhất là trong bối cảnh khi thị trường nhà đất tại TP.HCM tiếp tục "chững" lại thì các nhà đầu tư chuyển hướng săn quỹ đất và đẩy mạnh dòng tiền "chảy" vào thị trường nhà đất tại những địa phương có lợi thế như Mũi Né - Phan Thiết. Điển hình vùng dải duyên hải từ Phan Thiết đến Mũi Né được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó. Có thể kể đến dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né của ông lớn Apec Group.
Sở hữu vị trí mặt tiền giáp biển, hội tụ nhiều yếu tố tăng giá, Apec Mandala Wyndham Mũi Né trở thành “lực hấp dẫn” với các nhà đầu tư. Được xây dựng theo hình thức condotel, Apec mandala Wyndham Mũi Né sẽ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách, mang lại những giá trị đỉnh cao cùng những tiện ích chất lượng quốc tế.
Nhiều chuyên gia đánh giá, một dự án được xây dựng bởi chủ đầu tư uy tín - Apec Group, được vận hành và quản lý bởi đơn vị quán lý khách sạn hàng đầu thế giới Wyndham, Apec Mũi Né sẽ góp phần thay đổi diện mạo bđs du lịch nghỉ dưỡng tại Mũi Né trong thời gian tới. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 40 dự án trên nhiều lĩnh vực cam kết đầu tư trong thời gian tới, trong đó có lĩnh vực du lịch và dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 126.000 tỷ đồng.
Việc sở hữu nhiều lợi thế du lịch, danh lam thắng cảnh cùng hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho bđs nghỉ dưỡng Bình Thuận trong tương lai. Trong đó, với những quyết sách mạnh mẽ cải cách thủ tục đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông kết nối liên vùng, thị trường địa ốc Bình Thuận sẽ tiếp tục bùng nổ.
Bình Thuận là thành phố có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam với 192 km bờ biển. Sở hữu nhiều vịnh, đồi cát và tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú như: Cù lao Câu, Bình Thạnh (Tuy Phong); Đồi Dương-Thương Chánh, Mũi Né-Hòn Rơm, biển Hàm Tiến, Tiến Thành (Phan Thiết); Tân Thuận, Khe Gà (Hàm Thuận Nam); Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân (La Gi) và đặc biệt là Đồi Trinh nữ Bắc Bình, Đồi cát bay Mũi Né; các hồ, thác, đầm, suối khoáng nóng kết hợp với núi rừng tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ như Bàu Trắng - Bắc Bình, Hồ Hàm Thuận - Đa Mi, Hồ Biển Lạc - Núi Ông, Thác Bà, Thác Reo, Bưng Thị ...
Đặc biệt, Bình Thuận có môi trường tự nhiên trong lành, khí hậu ấm áp quanh năm, hiếm khi bão lũ… thích hợp để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng như tham quan dã ngoại, du lịch mạo hiểm, lặn biển, nghiên cứu các hệ động, thực vật dưới biển, du lịch thể thao giải trí trên biển, trên đồi cát, chơi golf, dịch vụ Spa, tắm bùn khoáng.
Bình Thuận xây dựng thương hiệu du lịch gắn với các sự kiện quốc tế mang đặc trưng riêng như: Giải lướt Ván buồm Cúp thế giới PWA Mũi Né - Việt Nam 2011, Festival Thuyền Buồm quốc tế Mũi Né – Bình Thuận 2011 Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu trái đất, Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Việt Nam lần thứ I - Bình Thuận năm 2012 tại Hàm Tiến – Mũi Né, Vòng chung kết Hoa hậu Đại Dương năm 2014...
Bên cạnh đó, Bình Thuận còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng với nhiều di tích lịch sử - văn hoá độc đáo như: Trường Dục Thanh, nơi Bác Hồ dừng chân dạy học tại Phan Thiết; Vạn Thuỷ Tú, nơi lưu giữ hàng trăm bộ xương cá voi, có bộ trên 200 tuổi; Mũi Điện Khe Gà với ngọn hải đăng cao 54 mét, được xây dựng cách đây hơn 100 năm; Chùa Núi Tà Cú ở độ cao 470 mét so với mặt biển, với tượng Phật nằm, dài 49 mét; Dinh Thầy Thím; Cổ Thạch Tự; Tháp Pô Sha Inư; Kho mở Hoàng tộc Chăm; các lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân, Lễ hội Katê, lễ hội Dinh Thầy Thím, Lễ hội Trung Thu, các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ lâu đời là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Ở Việt Nam, thị trường bđs du lịch nghỉ dưỡng tại các tỉnh Đà nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Kiên Giang… đã bùng nổ từ rất lâu. Nhưng cuối năm 2017, các nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển dòng vốn vào một số thị trường mới như Bình Thuận, Phú Yên hay Vũng Tàu… Cách đây 5 năm, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định KDL Mũi Né là khu du lịch quốc gia. Mới đây, ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né. Đó là KDL quốc gia mang đẳng cấp quốc tế, điểm đến quốc tế được mở rộng từ KDL Mũi Né hiện trạng về phía Bắc, lấy đến hết ranh giới các xã Hồng Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình) và Hòa Phú (Tuy Phong).
Ngoài ra còn tính đến mở rộng kết nối với huyện Hàm Thuận Nam và thị xã La Gi, nhằm tạo các điểm du lịch vệ tinh cho KDL quốc gia như: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, suối khoáng nóng Bưng Thị, hải đăng Kê Gà…
"Lực hấp dẫn" thu hút đầu tư của BĐS Bình Thuận
Tiềm năng phát triển du lịch là vậy song nguồn vốn đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch tại Bình Thuận còn rất nhiều khó khăn, phải dựa vào Trung ương. Tuy nhiên, từ khi tỉnh này bắt tay cùng một số địa phương khác đầu tư hoàn thiện tuyến đường ven biển, diện mạo du lịch mói chung và bđs du lịch nghỉ dưỡng nói riêng tại Bình Thuận đã có sự thay đổi mạnh mẽ.
Bình Thuận đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho du lịch phát triển như các dự án: nâng cấp quốc lộ 28B, QL55; đầu tư nâng cấp, mở rộng các trục giao thông chính nối các khu du lịch ở tỉnh; khu dịch vụ Hàm Tiến, La Gi … Trong đó, tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư làm 3 tuyến đường ven biển trọng điểm: đường ĐT 719B Phan Thiết - Kê Gà, thiết kế dài 25,4 km, rộng 16m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; đường ĐT 719 Kê Gà - Tân Thiện (đã hư hỏng nặng), thiết kế dài 32,4 km, rộng 8m, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng; Đường ĐT 711 có điểm đầu giao QL 28 (Hàm Thuận Bắc) cắt ngang quốc lộ 1A, điểm cuối giao trục ven biển ĐT 706B, dài 41 km, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.
Sau khi đầu tư hoàn chỉnh, tuyến đường này sẽ kéo dài và nối liền thông suốt khu du lịch quốc gia Mũi Né - Phan Thiết qua Kê Gà - La Gi (Bình Thuận) về đến Long Hải - Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Song song đó, tỉnh này cũng tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là thúc đẩy triển khai sớm dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Nha Trang - Phan Thiết, Sân bay Phan Thiết…
Những quyết sách về hạ tầng giao thông của Bình Thuận trong những năm gần đây đã thu hút hàng loạt các nhà đầu tư tìm về đây để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt là các khu vực Mũi Né, Kê Gà, Phú Qúy hay Lagi… Các dự án du lịch ven biển của tỉnh được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Nhất là trong bối cảnh khi thị trường nhà đất tại TP.HCM tiếp tục "chững" lại thì các nhà đầu tư chuyển hướng săn quỹ đất và đẩy mạnh dòng tiền "chảy" vào thị trường nhà đất tại những địa phương có lợi thế như Mũi Né - Phan Thiết. Điển hình vùng dải duyên hải từ Phan Thiết đến Mũi Né được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó. Có thể kể đến dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né của ông lớn Apec Group.
Sở hữu vị trí mặt tiền giáp biển, hội tụ nhiều yếu tố tăng giá, Apec Mandala Wyndham Mũi Né trở thành “lực hấp dẫn” với các nhà đầu tư. Được xây dựng theo hình thức condotel, Apec mandala Wyndham Mũi Né sẽ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách, mang lại những giá trị đỉnh cao cùng những tiện ích chất lượng quốc tế.
Nhiều chuyên gia đánh giá, một dự án được xây dựng bởi chủ đầu tư uy tín - Apec Group, được vận hành và quản lý bởi đơn vị quán lý khách sạn hàng đầu thế giới Wyndham, Apec Mũi Né sẽ góp phần thay đổi diện mạo bđs du lịch nghỉ dưỡng tại Mũi Né trong thời gian tới. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 40 dự án trên nhiều lĩnh vực cam kết đầu tư trong thời gian tới, trong đó có lĩnh vực du lịch và dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 126.000 tỷ đồng.
Việc sở hữu nhiều lợi thế du lịch, danh lam thắng cảnh cùng hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho bđs nghỉ dưỡng Bình Thuận trong tương lai. Trong đó, với những quyết sách mạnh mẽ cải cách thủ tục đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông kết nối liên vùng, thị trường địa ốc Bình Thuận sẽ tiếp tục bùng nổ.