Giảm góc – bo cạnh cho nhà có nhiều góc cạnh
- Thứ hai - 06/03/2017 11:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhờ quý báo giúp tôi, xin cám ơn (Huỳnh Thế Dinh, quận Cái Răng, Cần Thơ)
Trả lời:
Hiện nay rất nhiều truyền tụng phong thuỷ thực chất chỉ như “rước thêm âu lo” cho gia chủ. Cần tiếp cận các vấn đề phong thuỷ trong nhà ở dưới góc độ khoa học, nghệ thuật tổ chức không gian sống để thấy rằng: nếu giải quyết tốt các bố trí, giúp nhà cửa thoáng mát, hài hoà và thẩm mỹ thì đó chính là công việc của nhà chuyên môn, đồng thời cũng giải quyết luôn các ưu tư của gia chủ về phong thuỷ, như vấn đề “góc cạnh đem đến bất lợi” trong thư của bạn đọc nêu trên.
Trong mọi ngôi nhà, mọi không gian đều có những góc cạnh gây ra va chạm, tiềm ẩn các bất lợi cần hoá giải, mà “giảm góc – bo cạnh” là giải pháp cần được áp dụng. Sau khi xây dựng hoàn thiện xong, các góc cạnh có thể tồn tại dưới nhiều dạng, từ góc tường, góc cột đến góc của các đồ đạc trong nhà như bàn ghế, tủ kệ. Về mặt phong thuỷ, góc cạnh nhọn hoặc vuông lồi ra sẽ làm chuyển hướng dòng khí lưu chuyển trong hoặc ngoài nhà, gây bất tiện trong quá trình sử dụng và tạo nên góc nhìn không bằng phẳng, có thể khiến tâm lý bất an.
Ở khía cạnh tích cực, các góc cạnh tạo thành hình khối, tạo mảng âm dương lồi lõm, bề mặt công trình ít đơn điệu, tạo bóng nắng đổ lên các bề mặt. Nhưng khi các góc cạnh hướng vào không gian sống thì lại gây nhiều bất lợi về phong thuỷ. Cha ông ta thường có câu “góc ao đao đình” là để khuyên nên tránh các góc nhà, góc ao hồ hướng vào cửa chính nhà mình. Về mặt nội thất, những góc tủ, cánh cửa hay góc tường lồi ra, khi xỉa vào không gian cần tĩnh (như giường ngủ, bàn làm việc, ghế sofa…) sẽ làm gia chủ cảm thấy căng thẳng, dễ va chạm và khó kê đồ đạc được như ý. Để khắc phục các góc cạnh thì cần lưu ý và hình dung ra chúng trước khi xây dựng cũng như lúc bài trí nội – ngoại thất. Giải quyết bằng cách tạo khoảng lùi, hoặc dùng mảng cây cối che chắn, sao cho mở cửa ra không thấy các góc đó nữa (hình trên, phải). Cũng có thể đặt chậu cây cảnh hoặc dùng gương phản chiếu bên ngoài nhà. Đó có thể là một gương cầu lồi hoặc một tấm kim loại sáng bóng để tạo tác dụng đẩy luồng khí xấu lưu chuyển nhanh ra khỏi nhà mình (theo kinh nghiệm dân gian).
Đối với nội thất, cách xử lý cũng nên quan tâm từ phần thô. Nên nhận thức rằng không hẳn căn phòng trống vuông vức sẽ có lợi, mà là căn phòng sau khi bố trí đồ vào đầy đủ vẫn quang đãng, ít vướng víu mới là hợp lý! Muốn vậy thì cần hình dung hết công năng sử dụng, để có thể tính toán các vị trí đặt để đồ đạc, từ đó ý thức việc mua sắm bàn ghế sao cho tránh được góc lồi chĩa vào giường ngủ, vào nơi sinh hoạt. Nếu có các góc cạnh về mặt xây dựng không thể tránh thì nên làm “mềm hoá” bằng cách vạt góc nhẹ, bo tròn, xây mảng tường dày phủ qua cột, làm tủ âm che khuất góc… Nếu khó tác động vào các phần cứng, thì cần đặt các vật trang trí có tính “mềm dịu” như chậu cây kiểng, tượng hoặc bình gốm trước góc cạnh nhằm xoá đi điểm va chạm và làm chậm, giảm nhẹ luồng khí lưu chuyển nhanh