Định hướng phát triển các công trình xanh

Thứ tư - 14/11/2018 11:16
Theo các chuyên gia, một cao ốc xanh nếu được thiết kế hợp lý không chỉ tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ, 30-50% lượng nước sử dụng mà còn giảm được 35% khí thải CO2 và 50-90% các loại rác thải khác.

công trình xanh
Việc hướng đến các cao ốc xanh là một tầm nhìn rất tốt

Các chuyên gia của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) cũng cho rằng, việc hướng đến các cao ốc xanh là một tầm nhìn rất tốt. Tuy nhiên, muốn thiết kế và xây dựng một cao ốc xanh, cần phải có một sự phối hợp chặt chẽ. Một công trình xanh không chỉ đơn giản là có cây mà còn là kết hợp sử dụng các công nghệ và vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tạo sự hài hòa giữa cuộc sống và thiên nhiên nhằm giúp các cư dân giảm thiểu năng lượng sử dụng. Bên cạnh đó, dự án còn áp dụng công nghệ thi công mới, hiện đại, tiết kiệm điện năng, tối ưu hóa năng lượng từ mặt trời và gió, đồng thời bảo đảm an toàn cho cuộc sống của các cư dân.

Mặc dù nhìn thấy nhiều lợi ích trong tương lai, nhưng rào cản duy nhất với các chủ đầu tư trong việc xây dựng một công trình xanh là tốn chi phí đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu hơn, đặc biệt là những công trình đã hoàn thành và muốn nâng cấp để tiết kiệm năng lượng hơn, trong khi hiệu quả từ các công trình xanh lại đến sau một thời gian khá dài. Theo các chuyên gia, yêu cầu bảo vệ môi trường ,chi phí nguyên vật liệu tăng và nhu cầu thị trường là những động lực thúc đẩy các chủ đầu tư tìm kiếm các thiết kế xanh, tiết kiệm môi trường cho các tòa cao ốc. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra rằng, dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng nhận thức về vấn đề này trong cộng đồng vẫn chưa cao, bên cạnh trở ngại lớn nhất hiện nay là việc thiếu tính liên kết từ khâu thiết kế đến khâu hoàn thiện cuối cùng của dự án.

Với dự án mới, việc thiết kế xanh, tiết kiệm năng lượng sẽ không tốn thêm quá nhiều chi phí nếu như kỹ sư, kiến trúc sư và các đối tác liên quan cùng thảo luận ngay từ đầu, nhắm tới mục tiêu đưa ra giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà. Điều này có nghĩa là cần phải có sự liên kết từ khâu thiết kế đến khâu hoàn thiện cuối cùng của công trình.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình thiết kế xanh và tiết kiệm năng lượng. Không nhất thiết cần sự hỗ trợ về tài chính, mà có thể hỗ trợ bằng chính sách, như cho phép chủ đầu tư tăng thêm diện tích sàn xây dựng khoảng 1-2% thay vì dùng tiền để hỗ trợ. Đây là cách hỗ trợ gián tiếp mà một số nước đang áp dụng nhằm khuyến khích các chủ đầu tư tham gia. Bên cạnh những chính sách ưu đãi, về lâu dài, Chính phủ cũng cần có chế tài, cùng các quy chuẩn bắt buộc chủ đầu tư áp dụng cho công trình của mình.

Nguồn tin: Báo Xây dựng Online

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây