Nguyên nhân nào khiến nhiều môi giới thất bại khi hành nghề? 1

Thứ tư - 19/06/2019 05:15
Việc đa phần môi giới bất động sản hoạt động tại Việt Nam đều không có chứng chỉ hành nghề đã có những hệ lụy nào đến sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam và bản thân các nhà môi giới?

Đằng sau những tấm chứng chỉ hành nghề

Bất động sản là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng những năm gần đây. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.637 doanh nghiệp, tăng 6,5%. Trong đó, lĩnh vực bất động sản áp đảo với 6.423 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 41,7%. Riêng 3 tháng đầu năm 2019, lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng trưởng 26,3% với 1.548 doanh nghiệp mới được thành lập. Đáng chú ý, trong số hàng ngàn doanh nghiệp bất động sản thành lập mới mỗi năm, số doanh nghiệp môi giới đang chiếm một lượng đông đảo.

Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), hiện cả nước có khoảng 200.000 môi giới hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc độc lập, tập trung chủ yếu ở hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, từ năm 2008 đến nay, cả nước mới có khoảng 33.000 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Con số này là quá ít ỏi so với số lượng môi giới đang tham gia thị trường.

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư kí Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, việc quá nhiều môi giới chưa có chứng chỉ hành nghề nhưng đã vội vã tham gia thị trường đã tạo ra nhiều hệ lụy bất cập, khiến các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, việc thiếu nghiêm túc trong hoạt động môi giới, chạy theo hoa hồng, phó mặc quyền lợi khách hàng, thậm chí thổi giá, lừa đảo chính là nguy cơ và mầm mống dẫn đến những biến động bất thường của thị trường như giai đoạn trước đây. Hệ quả là hình ảnh của rất nhiều môi giới chuyên nghiệp cũng bị sai lệch trong con mắt của người dân, trở thành các "cò đất”.

Để đi đường dài, người làm nghề môi giới cần những kiến thức gì?

Cũng theo thống kê của Bộ Xây dựng, khoảng 80% giao dịch bất động sản thành công là thông qua môi giới. Như vậy, môi giới có vai trò quan trọng góp phần giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh.

Tuy nhiên, thay vì tham gia các khóa học, nhiều môi giới chủ yếu học hỏi từ thế hệ đi trước và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế. Trở ngại của phần lớn môi giới BĐS hiện nay là chưa được đào tạo bài bản.

Sự thất bại của nhiều người khi hành nghề đến từ sự thiếu hụt, chắp nối kiến thức và kĩ năng qua cách học như thế. Nhiều môi giới quan niệm vai trò của mình chỉ là “người bán hàng”. Thế nhưng, nếu trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhân viên bán hàng chỉ là tìm kiếm người mua thì môi giới bất động sản đóng vai trò “cầu nối” giữa người bán và người muốn mua. Với một môi giới chuyên nghiệp, am hiểu về sản phẩm là chưa đủ. Bất động sản là sản phẩm đặc thù, vì thế, ngoài việc hiểu về sản phẩm, người môi giới còn cần đến các kiến thức liên ngành như luật pháp, phong thủy và kiến trúc. Kiến thức thuộc các lĩnh vực này sẽ bổ trợ cho môi giới trong quá trình tư vấn, gợi mở cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất.

Tất nhiên, trong đó kiến thức chuyên môn về bất động sản là mảng nhà môi giới không thể bỏ qua. Bao gồm: kiến thức kinh doanh và đầu tư bất động sản, hiểu về thị trường bất động sản trong nước và khu vực, phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản, tổng quan về dịch vụ môi trường bất động sản...
 

Tác giả bài viết: Viethome Group

Nguồn tin: (Theo Batdongsan.com)

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây